# ## Công trình: Nhà thờ Phục sinh Évry (Cathédrale de la Résurrection d'Évry)
Mão Gai Chúa Kitô đã đeo trải qua nhiều năm tháng lịch sử tới năm 1239, thánh tích của Mão gai Chúa được chuyển đến Paris và năm 1806, Mão Gai được đặt trong Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre-Dame de Paris) đến hiện nay. Hình ảnh Mão Gai in sâu vào tâm trí người dân công giáo tại Pháp. Nhà thờ Phục sinh E’vry được xây dựng với chức năng là một nhà thờ chánh tòa (cathedral) vì thế kiến trúc sư Mario Botta đã chọn biểu tượng Mão Gai có ý nghĩa chủ đạo cho nhà thờ.
Viên gạch của mặt ngoài được thiết kế như một loạt các dải ngang, được phá vỡ bởi một số cửa sổ nhỏ. Các viên gạch được đặt trong các thiết kế mang lại chất lượng tinh tế, giống như ren. Botta giải thích rằng ông chọn gạch vì chất lượng thẩm mỹ của nó, và bởi vì "Tôi cố gắng sử dụng những vật liệu cơ bản, khiêm tốn nhất, nhưng với mong muốn mang lại cho chúng một phẩm giá nhất định."
Kiến trúc nhà thờ công giáo luôn mang ý nghĩa nhất định qua những quan điểm về thần học, câu chuyện trong kinh thánh. Những hình ảnh ấn định ý nghĩa được nhắc đến như: biểu tượng chỉ Thiên Chúa Ba Ngôi là hình ảnh Ba thiên thần, cỏ ba lá, cụm sồi Mam-rê, hoa bách hợp, nến ba ngọn, tam giác đều; biểu tượng chỉ Chúa Cha là hình ảnh Bàn tay ban phép lành, bàn tay từ đám mây hướng xuống dưới, lão trượng nhiều râu tóc, lão trượng ngồi và tay ôm thập giá, tên của Thiên Chúa bằng tiếng Hípri đặt chính giữa hình tam giác đều; biểu tượng chỉ Chúa Kitô là hình ảnh An-pha và Ô-mê-ga, bồ nông, cây nho, Chiên, cờ chiến thắng, con cá, cửa chuồng chiên, đại bàng, IHS (Giêsu), ICXC (Giêsu Kitô), XP (Khi-rô / Kitô), mão gai, mục tử, ngôi sao, Tân Lang, thập giá, trái tim có thập giá, trái tim quấn vòng gai; ...v.v
Vòng tròn cây trên mái là biểu tượng mão gai Chúa Kitô đã đội khi chịu chết trên thập giá. Bắt đầu thiết kế nhà thờ kiến trúc sư Mario Botta chọn biểu tượng mão gai để thể hiện quan điểm về ý nghĩa cuộc khổ nạn của Chúa Kitô khi xưa đã sẵn sàng chịu chết đeo mão gai để cứu chuộc nhân loại; mỗi con người chúng ta phạm tội như những mũi gai được Chúa gánh tội và đeo trên đầu. Tác giả đã ấn định ý nghĩa trên thông qua khối công trình nhà thờ có dạng hình trụ cụt, mái nghiêng; đường mái được phá cách bởi cây cối tạo nên sự biến đổi màu sắc theo sự thay đổi của mùa.
Khai thác từ biểu tượng Mão Gai, qua công trình nhà thờ phục sinh E’vry kiến trúc sư Mario Botta gợi mở ý niệm về cuộc thương khó của Chúa Kitô. Niềm tin người Kitô giáo xác tín Chúa Giê-su chịu chết để cứu chuộc nhân loại; Ngài chịu khổ hình và treo trên thập giá và được chôn trong mộ nhưng sau ba ngày Người đã sống lại. Thần học công giáo có miêu tả “Từ Mão Gai đến Vương Miện” và “Qua thập giá đến Vinh Quang”. Theo quan điểm người dân Do Thái thời thời Tổng đốc Pontius Pilate (từ năm 26 CN– 36 CN) chỉ có Vua mới đội vương miện, để chế nhạo Chúa người Do Thái bấy giờ đã đội cho Chúa mão gai; nhưng sau ba ngày Chúa Kitô đã sống lại Mão gai khi đó trở thành Vương Miện của Chúa.
Hàng cây xung quanh trên mái thay đổi theo mùa, khi vào mùa Thu – mùa Đông lá cây chuyển vàng và dần rụng hết lá, người xem quan sát và có thể cảm nhận công trình lúc này như Mão Gai sắc nhọn được Chúa Kitô đội trên đầu khi bị tra tấn và nhục mạ. Thời gian chuyển tiếp qua mùa Xuân – mùa Hạ, hàng cây dần đơm trồi mọc lá xanh tươi; công trình lúc này như Vương Miện của vị vua Giê-su khi đã chiến thắng tử thần và sống lại đến Vinh Quang.
Kiến trúc sư Mario Botta dự trên ý niệm trong Thần học Công Giáo là “Nhà thờ là Thân thể của Đức Kitô”. Qua đó ông thể hiện công trình như một tổng thể thống nhất giữa: Mão gai, Chúa Ba Ngôi và cộng đoàn giáo dân.
Theo niềm tin Kitô giáo Cây sự sống với tư cách hình mẫu văn hóa tượng trưng cho sự tái sinh vĩnh cửu của tự nhiên đồng thời là sự trải qua của số phận con người. Đối với Kitô hữu, cây gỗ làm nên thập tự giá đánh dấu cái chết lại khởi đầu cho sự sống. Phía sau bàn thờ là một mái vòm uốn lượn ấn tượng với một cửa sổ kính màu hiện đại bằng kính sáng và kính tối, tượng trưng cho Cây Sự sống.
Ở trung tâm của mái nhà hình tròn dốc là một hình tam giác ba chiều bằng ống kim loại, chứa các cửa sổ và các tấm kính có thể di chuyển được, giúp kiểm soát mức độ ánh sáng chiếu vào. Khi các tấm kính được mở ra, giáo dân bên dưới cũng có thể nhìn thấy vòng tròn cây cối xung quanh mái nhà và suy niệm. Gian giữa của nhà thờ là một không gian chính giữa trái đất và bầu trời, một nơi để tĩnh lặng và tịnh tâm.
Tác giả: ThS.Kts Vũ Văn Vinh Nguồn ảnh: https:/flickr.com/ Tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/%C3%89vry_Cathedral